DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

CLB Bách gia Tinh hoa: Từ quản lý, bảo tồn đến phát huy giá trị di sản gia tộc

| 1.5K lượt xem | DBI

Ngày 22/12/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Lễ ra mắt CLB Bách gia Tinh hoa (Elite Families Club - EFC) đã được tổ chức trang trọng và ấm cúng, với sự tham dự của hơn 150 khách mời là các nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử, nhà ngoại giao, đại diện các dòng họ, doanh nhân, học sinh - sinh viên, đại diện đơn vị truyền thông…

Toàn cảnh sự kiện Lễ Ra mắt CLB Bách gia Tinh hoa

Câu lạc bộ EFC được thành lập theo Quyết định số 28/QĐ. VT của Viện trưởng Viện Lịch sử Dòng họ và được tư vấn chiến lược bởi Học viện Thương hiệu Kim cương (Diamond Brand Institute - DBI) - thành viên của Tập đoàn Hành trình Kim cương (Diamond Journey Corp - DJC).

Viện Lịch sử Dòng họ là tổ chức khoa học và công nghệ, do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cấp Giấy phép thành lập vào ngày 05/11/2013. Viện triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu, dựng phả, bảo tồn, lưu truyền lịch sử văn hoá, giá trị tinh hoa của bách gia trăm họ, đồng thời kết nối thế hệ kế thừa truyền thống dân tộc.

Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI) là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp truyền thông thương hiệu sáng tạo (DB) và giải pháp phát triển đại sứ văn hóa, đội ngũ kế nhiệm cho các địa phương, gia tộc và doanh nghiệp (DBA). DBI sở hữu và vận hành nền tảng Ngân hàng Di sản số DJC và giải thưởng danh giá Brand Review Award được tổ chức thường niên với quy mô lớn nhằm kết nối tinh hoa, bảo tồn di sản và tôn vinh câu chuyện Thương hiệu Quốc - Tộc - Thương - Nhân toàn cầu.

Với sứ mệnh kết nối tinh hoa gia tộc đa thế hệ cùng học tập phát triển, cùng bảo tồn văn hóa, tôn vinh di sản văn hóa dân tộc và cùng thực hiện các dự án nhân văn góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho mỗi cá nhân, dòng họ, doanh nghiệp và quốc gia, Câu lạc bộ EFC tập trung 5 hoạt động chính gồm:

  • Kết nối tinh hoa, giao lưu văn hóa và giao thương toàn cầu.
  • Tổ chức nghiên cứu sáng tạo và xuất bản ấn phẩm văn hóa giá trị phục vụ cho giáo dục, cho các cá nhân, tổ chức, gia tộc.
  • Tổ chức giải thưởng tôn vinh di sản Việt, doanh nhân Việt và tôn vinh dòng họ tinh hoa, vinh danh thế hệ kế thừa tinh anh.
  • Tư vấn và cung cấp giải pháp truyền thông thương hiệu cho địa phương, dòng họ, doanh nghiệp và doanh nhân từ trực tiếp đến trực tuyến với giải pháp độc đáo - Ngân hàng Di sản số DJC.
  • Tư vấn và cung cấp giải pháp phát triển đội ngũ kế nhiệm, các đại sứ văn hóa, đại sứ truyền thông thương hiệu cho địa phương, dòng họ, tổ chức, doanh nghiệp.

Lễ ra mắt CLB Bách gia Tinh hoa là dấu mốc quan trọng, mở ra một không gian mới cho thành viên các gia tộc Việt Nam kết nối, giao lưu, học hỏi và cùng nhau tiếp nối, phát triển những giá trị văn hóa, tri thức quý báu đã được trao truyền qua nhiều thế hệ.

TS. Hoàng Văn Lễ - Viện trưởng Viện Lịch sử Dòng họ trao Quyết định thành lập CLB Bách gia Tinh hoa cho Chủ nhiệm đầu tiên của CLB - ThS. Nguyễn Châu Linh

Trong sự kiện đặc biệt này, Viện trưởng Viện Lịch sử Dòng họ - TS. Hoàng Văn Lễ đã công bố quyết định thành lập Ban Chủ nhiệm CLB Bách gia Tinh hoa nhiệm kỳ 2025 - 2027 và trao quyết định cho Chủ nhiệm đầu tiên của CLB: ThS. Nguyễn Châu Linh - Ủy viên Viện Lịch sử Dòng họ; Chủ tịch Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI);  Phó chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Hành trình Kim cương (DJC). 

Thay mặt Ban Chủ nhiệm, ThS. Nguyễn Châu Linh chia sẻ các mục tiêu cốt lõi của EFC và cam kết hiện thực hóa tầm nhìn sứ mệnh CLB đã đề ra. Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của EFC là cung cấp giải pháp giúp các dòng họ, gia tộc quản lý tài sản và bảo tồn di sản cũng như trang bị kiến thức kỹ năng cho đội ngũ kế nhiệm. Toạ đàm “Giải pháp Quản lý Tài sản & Bảo tồn Di sản Gia tộc” được tổ chức ngay sau nghi thức ra mắt Câu lạc bộ Bách gia Tinh hoa chính là để làm rõ hơn sứ mệnh của CLB trong hành trình đồng hành với các dòng họ. 

Các diễn giả tham gia toạ đàm gồm:

  • GS. TS. Sử học Nguyễn Khắc Thuần - Viện trưởng Viện nghiên cứu Trang phục Việt.
  • TS. Hoàng Văn Lễ - Viện trưởng Viện Lịch sử Dòng họ
  • Nhà ngoại giao Phạm Quang Vinh -  Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Hoa Kỳ, Chủ tịch hội Việt - Mỹ.
  • Đạo diễn Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam
  • ThS. Mã Thanh Danh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn Quốc tế CIB.
  • ThS. Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch Ban chấp hành Họ Trần Việt Nam, Chủ tịch CLB doanh nhân họ Trần.

Điều phối toạ đàm là hai doanh nhân uy tín: 

  • ThS. Kiều Công Thược - Chủ tịch Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam VNFUND.
  • ThS. Nguyễn Châu Linh - Chủ tịch Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI), CEO Tập đoàn Hành trình Kim cương (DJC).

Các diễn giả tham gia toạ đàm “Giải pháp Quản lý Tài sản và Bảo tồn Di sản Gia tộc”: (từ trái qua) 

ThS. Nguyễn Châu Linh, ThS. Trần Quốc Tuấn, Đạo diễn Nguyễn Trường Sơn, Nhà ngoại giao Phạm Quang Vinh, TS. Nguyễn Khắc Thuần, TS. Hoàng Văn Lễ, ThS. Mã Thanh Danh, ThS. Kiều Công Thược

Trong hội thảo, các diễn giả và khách tham dự cùng thảo luận, chia sẻ kiến thức về khái niệm, vai trò, tầm quan trọng của việc quản lý tài sản và bảo tồn di sản gia tộc đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ và cả quốc gia dân tộc.

Di sản gia tộc là tập hợp những giá trị, truyền thống, lịch sử và tài sản đã được tạo dựng và trao truyền qua các thế hệ trong một gia tộc. Tại chương trình, các chuyên gia đã nhận định, di sản gia tộc không chỉ phản ánh bản sắc và văn hóa của gia tộc mà còn là cầu nối giữa quá khứ và tương lai. Đây là biểu tượng cho sự hy sinh và thành tựu của các thế hệ đi trước, đồng thời nuôi dưỡng sự phát triển bền vững cho các thế hệ kế tiếp. 

Bảo tồn di sản gia tộc chính là góp phần bảo vệ và phát huy hệ giá trị văn hóa Việt Nam và thiết thực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Các diễn giả đã cung cấp nhiều giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị của di sản gia tộc theo hướng ứng dụng công nghệ, như: Hệ thống hóa tài liệu, số hóa dữ liệu; xuất bản sách. 

Một trong những giải pháp rất quan trọng và mang lại hiệu quả lâu dài được các chuyên gia đề cập tại Toạ đàm, đó là đầu tư vào con người - giáo dục và đào tạo thế hệ kế nhiệm. Có thể gọi lực lượng kế nhiệm này là những “đại sứ văn hoá”. Họ không chỉ là những người truyền thông nhằm lan toả sự hiểu biết về các di sản văn hoá của quốc gia, địa phương, dòng họ đến cộng đồng; mà còn truyền cảm hứng tạo sự gắn kết lâu dài giúp gia tăng giá trị các giá trị di sản văn hoá của quốc gia, địa phương, gia tộc trong cộng đồng… 

Và việc đào tạo đội ngũ kế nhiệm này cũng chính là sứ mệnh của CLB Bách gia Tinh hoa - “ngôi nhà chung” của các cá nhân tinh anh và tổ chức tinh hoa thuộc trăm họ người Việt Nam đang sinh sống trên toàn cầu, đang học tập và hoạt động trong mọi lĩnh vực.

Trong khuôn khổ chương trình, CLB Bách gia Tinh hoa cùng Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI) và nhóm tác giả đã giới thiệu với khách mời ấn phẩm “Gia phả học tinh hoa” - cuốn sách mang giá trị vượt trội trong việc nuôi dưỡng ý thức tự hào nguồn cội. 

“Gia phả học tinh hoa” - do Thạc sĩ Nguyễn Châu Linh - Chủ tịch Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI) chủ biên, cùng các đồng chủ biên: Chuyên gia thương hiệu Danny Võ, TS. Nguyễn Minh Khiêm, và nhóm Biên tập viên Lê Nguyễn Minh Thu và Phan Kim Hùng thực hiện - dẫn dắt người đọc đi từ những khái niệm cơ bản nhất đến những phân tích sâu sắc về cội nguồn, về mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và dòng tộc, giúp mỗi cá nhân nhận thức sâu sắc hơn về giá trị của gia phả - di sản vô giá của mỗi gia tộc. 

Và nhằm lan tỏa truyền thống văn hoá uống nước nhớ nguồn, hiếu kính, yêu dân tộc, có trách nhiệm với bản thân và gia đình đến mọi người dân Việt, CLB Bách gia Tinh hoa và Học viện Thương hiệu Kim cương đã khởi sinh dự án Trao tặng 1 triệu bản sách số “Gia phả học Tinh hoa” đến các trường học và gia đình người Việt trên toàn cầu. 

ThS. Nguyễn Châu Linh - Chủ biên sách “Gia phả học tinh hoa” giới thiệu sách và chia sẻ về dự án Trao tặng 1 triệu bản sách đến các trường học và gia đình người Việt trên toàn cầu

Việc quản lý tài sản và bảo tồn di sản Gia tộc trong thời đại số không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ, vừa kết nối các thế hệ vừa chữa lành những vết thương trong nội bộ. Quá trình quản lý và bảo tồn di sản Gia tộc cùng sự chung tay góp sức không chỉ một cá nhân hay đơn vị, tổ chức mà cần sự hợp lực của cộng đồng. 

Một số ảnh về các hoạt động tại sự kiện:

Trình diễn áo dài truyền thống thương hiệu Năm Tuyền

Khách mời giao lưu đầu giờ

Nghệ sĩ Nguyễn Hải Minh độc tấu đàn tranh

Ca sĩ trẻ Mã Trần Thạnh Tường Vân trình bày ca khúc “Vienna”

Đại sứ văn hoá

Nhà ngoại giao Phạm Quang Vinh - nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, Chủ tịch Hội Việt Mỹ tại Toạ đàm “Giải pháp Quản lý tài sản và Bảo tồn di sản gia tộc”

TS. Nguyễn Khắc Thuần - Viện trưởng Viện nghiên cứu Trang phục Việt tại 

Toạ đàm “Giải pháp Quản lý tài sản và Bảo tồn di sản gia tộc”

Đạo diễn Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tại Toạ đàm “Giải pháp Quản lý tài sản và Bảo tồn di sản gia tộc”

ThS. Trần Quốc Tuấn - Phó chủ tịch Ban chấp hành Họ Trần Việt Nam, 

Chủ tịch CLB doanh nhân họ Trần tại Toạ đàm “Giải pháp Quản lý tài sản và Bảo tồn di sản gia tộc” 

TS. Hoàng Văn Lễ - Viện trưởng Viện Lịch sử dòng họ tại Toạ đàm 

“Giải pháp Quản lý tài sản và Bảo tồn di sản gia tộc”

Đại diện Họ Trần tặng quà chúc mừng CLB Bách gia Tinh hoa

Đại diện Họ Mai tặng quà chúc mừng CLB Bách gia Tinh hoa

Chụp hình lưu niệm kết thúc chương trình

Ý kiến (0)